Công ty lớn hay nhỏ, không phụ thuộc vào quy mô công ty mà phụ thuộc vào tư duy, cách làm và giá trị hướng tới con người, cộng đồng.
Một chuỗi trung tâm ngoại ngữ đã có 50 trung tâm ở Việt Nam. Họ hàng tháng tuyển hơn 50 giáo viên tiếng Anh cho một số trung tâm ở HCM. Sau khi tiến demo đào tạo xong, họ được tiến hành huấn luyện và gọi là đào tạo khoảng 01 tháng trước khi được nhận lớp. Thời gian đào tạo này, các giáo viên tiếng anh không được nhận lương. Họ cũng yêu cầu Giáo viên phải ký cam kết bồi thường 20 triệu nếu như sau đó nghỉ ngang vì họ cho rằng bí kíp dạy mà họ tự xây dựng lên là vô giá, họ sợ mất bí kíp. Thậm chí, nội dung chương trình đó, không được một tổ chức chuyên môn nào đánh giá hay công nhận nào cả.
Một công ty nọ, nội bộ không hỗ trợ và phối hợp với nhau thật tốt. Chỉ muốn làm khó cho nhau và dùng uy quyền của mình để ép buộc người khác, bộ phận khác phải nghe theo quan điểm của họ mà không chịu nhìn vào bản chất thật sự của vấn đề. Rồi cứ đổi qua đổi lại khi giải thích với khách hàng rằng tại vì bộ phận này, tại vì bộ phận kia…Nhưng thực tế, người ngoài họ không muốn nghe những lời giải thích vô nghĩa đó. Càng giải thích, công ty này càng lộ ra nhiều yếu điểm mà người khác cho rằng cứng nhắc, thiếu đoàn kết nội bộ.
Tôi cũng có làm việc với một công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng, thậm chí hoạt động trên thị trường cũng lâu. Sau khi kiểm tra và đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì tôi phát hiện ra họ không có đủ chức năng để có thể xuất hoá đơn và dịch vụ đó. Tôi từ chối việc ký hợp đồng với họ vì trái luật, trái với các quy định của nhà nước về đăng ký kinh doanh. Và tôi cũng tự hỏi, làm sao họ xuất được hoá đơn cho công ty khác. Khi tranh tra thuế kiểm tra thì họ làm thế nào để che dấu? Nếu họ làm đúng pháp luật, họ đâu có bị rủi ro về pháp lý về sau.
Rồi thêm một công ty nữa cũng hoạt động đã lâu ở lĩnh vực săn đầu người. Đến hợp đồng cũng không biết làm. Các điều khoản chèn vô tội vạ và không hiểu được bản chất. Chỉ giỏi chèn các điều khoản bất lợi cho khách hàng để phạt hoặc bắt lỗi trong khi bản thân công ty đó không muốn, thậm chí không thích làm những điều có lợi cho khách hàng. Hồ sơ thanh toán thiếu chặt chẽ, các điều khoản phải sửa đi sửa lại nhiều lần, phụ lục hợp đồng cũng làm sai nhiều lần.
Công ty thứ 3 và thứ 4 tôi đều hỏi rằng công ty bạn có bộ phận pháp chế hay không thì các bạn nói rằng có. Nhưng tôi vẫn không hiểu được tại sao những vấn đề hết sức cơ bản và đơn giản về hợp đồng dịch vụ thì không làm được? Hoặc bản thân công ty không muốn làm. Cho dù thế nào thì tôi cũng đã đưa họ vào blacklist các công ty cung cấp dịch vụ về sau.
Đối với trung tâm ngoại ngữ kia, họ nghĩ ngắn quá và chỉ muốn lấy về cho mình. Trong 50 người giáo viên mỗi tháng, họ đánh rớt hết nhiều nếu như giáo viên có ý kiến phản hồi về chương trình đào tạo hay tiền lương. Thù lao giảng viên trả rất thấp trên mỗi giờ làm việc. Lớp học không có thường xuyên nên dẫn đến mỗi tháng chỉ có khoảng 05 người chịu nhận việc và làm việc với họ. Nhưng tôi đoán, họ cũng không làm việc lâu. Thậm chí, 45 người có dịp tiếp xúc với trung tâm này sẽ chia sẻ với bạn bè, người thân của họ về trải nghiệm không tốt này. Với sự cạnh tranh sắp tới, việc họ phải thu hẹp hoạt động hoặc đóng cửa thì là điều tôi không bất ngờ chưa tính đến việc chất lượng đội ngũ giáo viên.
Trở lại với công ty nọ, bản chất của hoạt động trong doanh nghiệp là nội bộ doanh nghiệp cần phải hỗ trợ và phối hợp để cùng nhau phát triển và chia sẻ các khó khăn cho nhau. Ai cũng một mực giữ lấy cái tôi, cũng giữ lấy những quan điểm các nhân mà không nghĩ lớn hơn cho đại cuộc, cho khách hàng bên ngoài. Bộ phận này làm cho bộ phận kia khó xử trong các mối quan hệ với khách hàng. Khác hàng họ không cần biết bên trong thế nào, nhưng nhìn qua cách mà công ty đang làm việc và đổ lỗi cho nhau: bộ phận này đòi hỏi, bộ phận kia yêu cầu…để họ né về sau.
Khi mà trải nghiệm dịch vụ, trải nghiệm khách hàng đang tăng lên và trở thành xu hướng. Thậm chí rằng, khách hàng luôn thay đổi ý định và tìm kiếm những điều mới mẻ hơn là những điều rắc rối, khó khăn do chính các công ty khác gây nên. Từ đó, họ cũng sẽ dần dần rời xa mà các công ty không hề biết bởi tư duy của họ ngắn, suy nghĩ còn bị bó hẹp trong khuôn khổ và cố gắng bảo vệ lợi ích của mình thay vì nghĩ cho khách hàng, người dùng hay quan hệ đối tác tốt đẹp giữa các công ty với nhau. Một lời truyền miệng rằng công ty này abc, công ty này khó chịu… sẽ khiến công ty mất đi rất nhiều thứ hơn là có được. Dù có được đi nữa, cũng không thể bền lâu khi mà những trải nghiệm của khách hàng đối với họ cũng như ấn tượng của họ đã không còn tốt đẹp nữa.
Vì vậy, công ty lớn hay nhỏ, không phụ thuộc vào quy mô công ty mà phụ thuộc vào tư duy, cách làm và giá trị hướng tới con người, cộng đồng.
02.12.2021